Quy hoạch đô thị Long Thành gắn với cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành, tiếp cận theo mô hình đô thị sân bay với những tiện ích không chỉ về thương mại, giao thông mà cả văn hóa, giải trí, kết nối du lịch với các tỉnh trong vùng, cả nước và quốc tế…
Mới đây, Bộ Xây dựng đã tổ chức hội nghị thẩm định nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Long Thành, tỉnh Đồng Nai đến năm 2045.
* Quy hoạch đô thị gắn với sân bay Long Thành
Theo dự thảo Nhiệm vụ quy hoạch chung, đô thị Long Thành đến năm 2030 là đô thị loại III, là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế cấp tỉnh; giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học gắn với khu công nghiệp công nghệ cao và chuyển giao công nghệ chất lượng cao.
Đồng thời, đô thị Long Thành cũng là trung tâm thương mại – tài chính chất lượng cao cấp vùng; trung tâm dịch vụ logistics, kho vận quốc tế cấp vùng và quốc gia; đầu mối giao lưu quan trọng có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, vùng tỉnh Đồng Nai và của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng TP.HCM, vùng Đông Nam bộ.
Theo dự báo đến năm 2030, quy mô dân số của đô thị Long Thành đạt khoảng 370-380 ngàn người; đến năm 2045, quy mô dân số đạt khoảng 480- 500 ngàn người.
Đặc biệt, với lợi thế có sân bay Long Thành tọa lạc trên địa bàn, đô thị Long Thành cũng được định hướng trở thành thành phố sân bay, cửa ngõ quốc tế phát triển bền vững, tạo tiền đề phát triển công nghệ xanh – sinh thái thân thiện với môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu. Đồng thời là trung tâm giải trí, logistics và cung cấp dịch vụ của vùng.
Cùng với đó, đô thị Long Thành cũng được định hướng trở thành một đô thị có môi trường trong lành, đáng sống mang tầm quốc tế, quốc gia. Là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt, có khả năng lưu thông vận tải hàng hóa cao và thuận tiện kết nối giữa vùng Đông Nam bộ và Nam Trung bộ, Tây nguyên, đồng thời là vùng có vị trí quan trọng về chính trị, an ninh, quốc phòng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Theo Bí thư Huyện ủy Long Thành Dương Minh Dũng, để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của sân bay Long Thành, thời gian qua, tỉnh Đồng Nai cũng như H.Long Thành đang thực hiện triển khai xây dựng mô hình thành phố sân bay. Việc xây dựng thành phố sân bay Long Thành sẽ tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của H.Long Thành, tỉnh Đồng Nai nói riêng và của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.
* Định vị các giá trị cốt lõi
Trong báo cáo giữa kỳ quy hoạch tỉnh thời gian 2021-2030, liên danh đơn vị tư vấn cũng xác định, với sân bay Long Thành, Đồng Nai sẽ tạo lập thành phố sân bay đầu tiên và lớn nhất Việt Nam, xứng tầm là cửa ngõ giao thương mới của cả khu vực châu Á.
Về định hướng phát triển, thành phố sân bay sẽ trở thành đô thị thông minh kiểu mẫu của tương lai với 5 giá trị định vị cốt lõi bao gồm: các khu đổi mới sáng tạo đẳng cấp thế giới; chất lượng cuộc sống hàng đầu; hệ sinh thái hỗ trợ; trung tâm bồi dưỡng nhân tài và các ưu đãi đầu tư vượt trội.
Trong thành phố sân bay Long Thành, tỉnh Đồng Nai cũng sẽ xây dựng một thành phố thông minh kiểu mẫu của cả nước, xứng tầm khu vực, tập trung vào 3 ngành dịch vụ chủ lực là logistics, giáo dục và du lịch.
Việc quy hoạch đô thị Long Thành gắn với sân bay Long Thành, tiếp cận theo mô hình đô thị sân bay với những tiện ích không chỉ về thương mại, giao thông mà cả văn hóa, giải trí, kết nối du lịch với các tỉnh trong vùng, cả nước và quốc tế…
Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức cho rằng, sân bay Long Thành là công trình trọng điểm quốc gia, có vai trò cực kỳ quan trọng, không những kết nối Việt Nam và thế giới, mà còn kết nối các tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung, Đồng Nai nói riêng với các trung tâm kinh tế quan trọng cả nước. Chính vì vậy, Đồng Nai cũng đã xác định vị trí chiến lược của sân bay Long Thành cũng như tầm quan trọng của việc phát triển thành phố sân bay Long Thành là cần thiết, nhằm đưa tỉnh trở thành một trung tâm phát triển kinh tế năng động trong tương lai.
Trên thực tế, đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Long Thành bao gồm cả khu vực sân bay Long Thành là khu chức năng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cấp quốc gia, mức độ ảnh hưởng liên vùng Đông Nam bộ và cả nước. Do đó, cần xây dựng tầm nhìn, kế hoạch phát triển chiến lược, tìm kiếm ý tưởng tốt nhất, khai thác tiềm năng, phát huy tối đa lợi thế so sánh của sân bay Long Thành và đô thị Long Thành với sự tham gia đóng góp của các chuyên gia, đơn vị tư vấn của uy tín, kinh nghiệm thực tiễn về quy hoạch trong và ngoài nước.
Chính vì vậy, theo Giám đốc Sở Xây dựng Hồ Văn Hà, năm 2022, Đồng Nai đã có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng hỗ trợ thành lập tổ chuyên gia có uy tín và kinh nghiệm thực tiễn về quy hoạch đô thị để hỗ trợ tỉnh.
Quy hoạch đô thị Long Thành gắn với cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành, tiếp cận theo mô hình đô thị sân bay với những tiện ích không chỉ về thương mại, giao thông mà cả văn hóa, giải trí, kết nối du lịch với các tỉnh trong vùng, cả nước và quốc tế…
Mới đây, Bộ Xây dựng đã tổ chức hội nghị thẩm định nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Long Thành, tỉnh Đồng Nai đến năm 2045.
* Quy hoạch đô thị gắn với sân bay Long Thành
Theo dự thảo Nhiệm vụ quy hoạch chung, đô thị Long Thành đến năm 2030 là đô thị loại III, là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế cấp tỉnh; giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học gắn với khu công nghiệp công nghệ cao và chuyển giao công nghệ chất lượng cao.
Đồng thời, đô thị Long Thành cũng là trung tâm thương mại – tài chính chất lượng cao cấp vùng; trung tâm dịch vụ logistics, kho vận quốc tế cấp vùng và quốc gia; đầu mối giao lưu quan trọng có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, vùng tỉnh Đồng Nai và của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng TP.HCM, vùng Đông Nam bộ.
Theo dự báo đến năm 2030, quy mô dân số của đô thị Long Thành đạt khoảng 370-380 ngàn người; đến năm 2045, quy mô dân số đạt khoảng 480- 500 ngàn người.
Đặc biệt, với lợi thế có sân bay Long Thành tọa lạc trên địa bàn, đô thị Long Thành cũng được định hướng trở thành thành phố sân bay, cửa ngõ quốc tế phát triển bền vững, tạo tiền đề phát triển công nghệ xanh – sinh thái thân thiện với môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu. Đồng thời là trung tâm giải trí, logistics và cung cấp dịch vụ của vùng.
Cùng với đó, đô thị Long Thành cũng được định hướng trở thành một đô thị có môi trường trong lành, đáng sống mang tầm quốc tế, quốc gia. Là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt, có khả năng lưu thông vận tải hàng hóa cao và thuận tiện kết nối giữa vùng Đông Nam bộ và Nam Trung bộ, Tây nguyên, đồng thời là vùng có vị trí quan trọng về chính trị, an ninh, quốc phòng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Theo Bí thư Huyện ủy Long Thành Dương Minh Dũng, để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của sân bay Long Thành, thời gian qua, tỉnh Đồng Nai cũng như H.Long Thành đang thực hiện triển khai xây dựng mô hình thành phố sân bay. Việc xây dựng thành phố sân bay Long Thành sẽ tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của H.Long Thành, tỉnh Đồng Nai nói riêng và của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.
* Định vị các giá trị cốt lõi
Trong báo cáo giữa kỳ quy hoạch tỉnh thời gian 2021-2030, liên danh đơn vị tư vấn cũng xác định, với sân bay Long Thành, Đồng Nai sẽ tạo lập thành phố sân bay đầu tiên và lớn nhất Việt Nam, xứng tầm là cửa ngõ giao thương mới của cả khu vực châu Á.
Về định hướng phát triển, thành phố sân bay sẽ trở thành đô thị thông minh kiểu mẫu của tương lai với 5 giá trị định vị cốt lõi bao gồm: các khu đổi mới sáng tạo đẳng cấp thế giới; chất lượng cuộc sống hàng đầu; hệ sinh thái hỗ trợ; trung tâm bồi dưỡng nhân tài và các ưu đãi đầu tư vượt trội.
Trong thành phố sân bay Long Thành, tỉnh Đồng Nai cũng sẽ xây dựng một thành phố thông minh kiểu mẫu của cả nước, xứng tầm khu vực, tập trung vào 3 ngành dịch vụ chủ lực là logistics, giáo dục và du lịch.
Việc quy hoạch đô thị Long Thành gắn với sân bay Long Thành, tiếp cận theo mô hình đô thị sân bay với những tiện ích không chỉ về thương mại, giao thông mà cả văn hóa, giải trí, kết nối du lịch với các tỉnh trong vùng, cả nước và quốc tế…
Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức cho rằng, sân bay Long Thành là công trình trọng điểm quốc gia, có vai trò cực kỳ quan trọng, không những kết nối Việt Nam và thế giới, mà còn kết nối các tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung, Đồng Nai nói riêng với các trung tâm kinh tế quan trọng cả nước. Chính vì vậy, Đồng Nai cũng đã xác định vị trí chiến lược của sân bay Long Thành cũng như tầm quan trọng của việc phát triển thành phố sân bay Long Thành là cần thiết, nhằm đưa tỉnh trở thành một trung tâm phát triển kinh tế năng động trong tương lai.
Trên thực tế, đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Long Thành bao gồm cả khu vực sân bay Long Thành là khu chức năng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cấp quốc gia, mức độ ảnh hưởng liên vùng Đông Nam bộ và cả nước. Do đó, cần xây dựng tầm nhìn, kế hoạch phát triển chiến lược, tìm kiếm ý tưởng tốt nhất, khai thác tiềm năng, phát huy tối đa lợi thế so sánh của sân bay Long Thành và đô thị Long Thành với sự tham gia đóng góp của các chuyên gia, đơn vị tư vấn của uy tín, kinh nghiệm thực tiễn về quy hoạch trong và ngoài nước.
Chính vì vậy, theo Giám đốc Sở Xây dựng Hồ Văn Hà, năm 2022, Đồng Nai đã có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng hỗ trợ thành lập tổ chuyên gia có uy tín và kinh nghiệm thực tiễn về quy hoạch đô thị để hỗ trợ tỉnh.
Trích dẫn theo Báo Đồng Nai